Giá cát có thể trên 1tr/m3 – Đó là sự thật! Và với cách “giật mình” của các cơ quan chủ quản; các nguyên liệu thô cho xây dựng từ tài nguyên thiên nhiên như cát, đá, đất sét… sẽ còn cao hơn nữa bởi trữ lượng càng lúc càng vơi đi cộng với cách quản lý thiếu “tầm” hiện thời.

Nhu cầu cát xây dựng của cả nước trung bình trong 10 năm trở lại khoảng 130 triệu m3, trong khi lượng cấp phép khai thác chỉ 62 triệu m3 mỗi năm – bằng 50% nhu cầu, theo tính toán của Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng. Các con số nêu trên không bao gồm lượng cát bị khai thác trái phép. Như hôm 15/8, Bộ Công an khởi tố 10 cán bộ và đại diện doanh nghiệp tại An Giang với cáo buộc cấu kết để khai thác vượt giấy phép ba lần – cấp phép 1,5 triệu m3 nhưng khai thác thực tế 4,7 triệu m3.

Để dễ hình dung; không chỉ số ít các mỏ cát trên cạn mà ta đang khai thác triệt để vô số những vỉa cát có trữ lượng hàng triệu tấn đã lắng đọng hàng nghìn năm dưới đáy sông (trầm tích) được nuôi bởi phù sa đổ về từ thượng nguồn (khoảng 15% là cát). Tuy nhiên; nguồn “cung” – một lượng cát khổng lồ đã và đang “mắc kẹt” sau các đập thủy điện ở thượng nguồn Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Cung không còn; đồng nghĩa chúng ta mỗi ngày đang “bào” âm vào nền móng đang đứng trên. Và; càng khai thác sẽ làm nền móng của địa tầng yếu đi dẫn đến các nguy cơ trước mắt là sạt lở bờ, nhiễm mặn… Cứ theo đà thì chúng ta chỉ còn trên dưới 10 năm trước khi đồng bằng cạn kiệt cát.

Nguyên liệu sản phẩm của Luxmens không sử dụng cát hoặc đất sét.

Trước tình trạng khai thác cát ồ ạt, trong khi phù sa ngày càng giảm, năm 2009, Việt Nam lần đầu cấm xuất khẩu cát xây dựng, chỉ cho bán cát nhiễm mặn từ nạo vét cửa sông, cảng biển ra nước ngoài. Đến 2017, Chính phủ quyết định cấm xuất khẩu mọi loại cát.

Song song; để bảo vệ ĐBSCL, từ năm 2016 đến nay, Chính phủ đã chi gần 11.500 tỷ đồng xây dựng 190 công trình chống sạt lở dài 246 km dọc ĐBSCL. 4.770 tỷ đồng đang được chuẩn bị để đầu tư thêm 28 bờ kè ven sông, ven biển. Thế nhưng, tỷ lệ thuận với số kè được xây mới, là số điểm sạt lở tăng lên. Bảy tháng đầu năm nay, vùng châu thổ này chứng kiến số vụ sạt lở bằng cả năm 2022.

“Sạt lở không thể dừng lại khi nguyên nhân gây ra nó vẫn còn” – đây là ý kiến các chuyên gia. Và “cạn kiệt” sẽ không còn là khái niệm trừu tượng nữa. Ngân sách của các tỉnh miền Tây cũng sẽ âm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm khi phải chống chọi với sạt lở, mà cũng chẳng còn cát để bán lấy ngân sách hay phục vụ cho chính chuyện cứu giữ các bờ kè!

Mà khoan đã, giá cát lúc đó sẽ bao nhiêu? Thử tưởng tượng!

 

Trích từ:

https://vnexpress.net/tra-no-dong-mekong-4641735.html

https://tuoitre.vn/nguon-cat-dut-gay-gia-tang-manh-20230821214502588.htm

Image credit: http://EOS.org